Trung Quốc là đất nước có nền giáo dục phát triển từ lâu đời. Nhiều trường đại học của Trung Quốc đã có lịch sử hàng trăm năm. Tuy nhiên bạn có biết những sự thật lịch sử đằng sau những ngôi trường này là gì không? Sau đây hãy cùng HiCampus tìm hiểu về những sự thật lịch sử về trường đại học Trung Quốc nhé!

Đại học Phúc Đán – Ngôi trường được hình thành bởi một lọ mực

Ngày 5/11/1902, ông Quách Trấn Doanh – một giảng viên của Trường Công lập Nam Dương Thượng Hải đã thấy một lọ mực rỗng trên bàn giáo viên của mình. Ông cho rằng đây là học sinh đang chế nhạo mình “trong bụng không có mực” (肚中无墨). Dưới cơn tức giận, ông buộc nhà trường cho thôi học ba học sinh vô tội. Học sinh vô cùng bất bình và đến gặp hiệu trưởng để tranh luận. Nhưng sau cùng vẫn không cho ra được kết quả gì. Một điều gây phẫn nộ hơn nữa đó là nhà trường còn cho đuổi học hơn 100 học sinh nữa vì tội tụ tập gây náo loạn. Động thái này đã gây ra sự bất bình lớn hơn của giảng viên và học sinh. Nhiều người cũng vì vậy mà thôi học khỏi trường.

Su That Lich Su Ve Truong Dai Hoc
Sự thật lịch sử về trường Đại học Phúc Đán Trung Quốc

Trong số những người rời khỏi trường có ông Thái Nguyên Bồi – chủ nhiệm lớp đặc biệt. Ông dẫn 145 giáo viên đi tìm ông Mã Tướng Bác, linh mục của Giáo hội Công giáo Pháp lúc bây giờ. Với sự giúp đỡ của các tu sĩ Dòng Tên, trường Học viện Chấn Đán được thành lập.

Tuy nhiên, sau này Mã Tướng Bác phát hiện rằng ngôi trường này đang dần biến thành trường truyền giáo nên ông đã dẫn đầu một số giảng viên rời khỏi trường và lập nên một ngôi trường khác, lấy tên là “Phúc Đán”, một câu thơ trích trong “Thượng Thư”: “Khanh vân lạn hề, củ man man hề. Nhật nguyệt quang hoa, đán phúc đán hề.” Đây cũng chính là tiền thân của Đại học Phúc Đán sau này.

Đại học Bắc Kinh – Từng bị ép phải đóng cửa

Một sự thật lịch sử về trường đại học Trung Quốc đó là Đại học Bắc Kinh từng bị ép phải đóng cửa. Ông Nghiêm Phục là một nhà dịch giả và nhà giáo dục nổi tiếng. Ngày 4/5/1912, Đại học Kinh Sư được đổi tên thành Đại học Bắc Kinh. Cựu tổng giám sát Đại học Kinh Sư lúc bấy giờ là ông Nghiêm Phục được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Bắc Kinh.

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới thành lập nhưng ngân khố quốc gia lại vô cùng nghèo nàn, ngoài việc thiếu hụt nghiêm trọng kinh phí trường học, các cuộc đấu tranh phe phái chính trị cũng vô cùng hỗn loạn. Vào tháng 7 năm 1912, chính phủ lấy lí do là trình độ thấp và khó khăn về tài chính để muốn đóng cửa Đại học Bắc Kinh. Ông Nghiêm Phục cảm thấy vô cùng bất bình và tức giận. Ông đã viết nhiều bài báo như:

  1. Bàn luận về lý do Đại học Bắc Kinh không thể đóng cửa
  2. Phương pháp cải cách các trường đại học

Bài viết của ông đã bác bỏ nhiều lý do khác nhau cho việc đóng cửa Đại học Bắc Kinh. Ngoài ra còn nhấn mạnh tầm quan trọng của các trường đại học. Nhờ vậy, Bộ Giáo dục đã bác bỏ đề nghị đóng cửa Đại học Bắc Kinh.

Đại học Giao thông Thượng Hải – Ngôi trường kiên cường

Khi tìm hiểu về lịch sử của Đại học Giao thông Thượng Hải, chúng ta sẽ phát hiện ra một sự thật lịch sử về trường đại học Trung Quốc này, đó là Đại học Giao thông Thượng Hải vô cùng kiên cường.

Sau khi Trung Quốc bùng nổ nội chiến, nguồn kinh phí vận hành các trường đại học ở Thượng Hải liên tục bị siết chặt. Thậm chí Bộ Tài chính ở Nam Kinh còn yêu cầu Bộ Giáo dục đình chỉ các khoa về vận tải biển và kỹ thuật hàng hải của Đại học Giao thông Thượng Hải.

Su That Lich Su Ve Truong Dai Hoc 1
Đại học Giao thông Thượng Hải

Năm 1947, để phản đối chính sách trên, hơn 3000 giảng viên và sinh viên của trường đã quyết định đến Nam Kinh để khiếu nại tập thể. Nhận thấy không thể ngăn chặn, cơ quan chức năng đã đưa hàng loạt biện pháp như: di chuyển hết tàu hỏa ra khỏi ga và điều công nhân cũng như tài xế đi chỗ khác. Tuy nhiên không gì có thể làm khó những sinh viên “giao thông” này. Họ đã tìm thấy một đầu máy và hàng chục toa tàu, vì vậy các sinh viên Khoa Cơ khí đã lái tàu thẳng đến Nam Kinh.

Thấy tình hình không ổn, cơ quan chức năng đã bí mật cử người tháo dỡ đường ray. Lúc này, các sinh viên kỹ thuật dân dụng được lệnh trải nhựa lại đường ray để đoàn tàu tiếp tục di chuyển về phía trước. Cuối cùng, các đại diện chính phủ không còn cách nào khác là phải đến thương lượng với các sinh viên Giao Thông, và cuối cùng đưa ra những thỏa hiệp và cam kết, đồng ý với mọi yêu cầu của sinh viên.

Đại học Nam Kinh – Từng là ngôi trường TOP 1 châu Á

Có một sự thật lịch sử về trường Đại học Nam Kinh Trung Quốc đó là đây từng là ngôi trường TOP 1 châu Á. Năm 1902, thống đốc Lưỡng Giang Trương Chi Động đã thành lập Học đường Sư phạm Tam Giang. Trường đã trải qua nhiều lần đổi tên như: Trường Sư phạm Lưỡng Giang, Đại học Quốc lập Đông Nam, Đại học Quốc lập Trung ương…

Năm 1948, trong bảng xếp hạng đại học thế giới của Đại học Princeton, Đại học Quốc lập Trung ương đã vượt qua Đại học Hoàng gia Tokyo của Nhật Bản và đứng đầu châu Á. Năm 1949, Đại học Quốc lập Trung ương được đổi tên thành Đại học Nam Kinh.

Trong cuộc điều chỉnh lớn toàn quốc năm 1952, Đại học Nam Kinh được chia thành 12 phần. Điều này khiến Đại học Nam Kinh gần như “thay đổi không thể nhận ra”. Tuy nhiên, Đại học Nam Kinh vẫn thường xuyên lọt vào top 5 ở nhiều bảng xếp hạng khác nhau.

Su That Lich Su Ve Truong Dai Hoc 2
Sự thật lịch sử về trường Đại học Nam Kinh Trung Quốc

Xem thêm: Đại học Nam Kinh

Trên đây là bài viết giới thiệu về những sự thật lịch sử về trường đại học Trung Quốc. Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn. HiCampus chúc bạn sẽ có một mùa du học thành công!

Kết nối cùng Hicampus để được tư vấn về các chương trình và chỉ tiêu học bổng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *