Trà đạo của Trung Quốc là một trong những nét văn hóa đặc sắc trong nền văn hóa đa dạng của đất nước tỷ dân. Đã có rất nhiều nghiên cứu bàn về nguồn gốc của trà, cách thức pha trà, thưởng trà cũng như những ý nghĩa ẩn sau loại hình văn hóa này. Văn hóa uống trà đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước trong khu vực và trên thế giới. Hãy cùng HiCampus đi tìm hiểu loại hình văn hóa này nhé!

Khái quát về Văn hóa trà đạo Trung Quốc

Tdtq2 Min
Trà đại Trung Quốc

Trà đạo là một nghi thức trong cuộc sống bởi “Chén trà mở đầu câu chuyện”. Trà cũng được coi là một cách để trau dồi tư cách đạo đức của một người, nâng cao tình bạn, tình hữu nghị và học hỏi các nghi thức thông qua việc pha trà và thưởng thức trà.

Từ “trà đạo” xuất hiện lần đầu tiên trong thơ ca thời nhà Đường. Đây được coi là lịch sử xuất hiện sớm nhất của tên gọi này, đánh dấu sự bắt đầu của một loại hình văn hóa nghệ thuật. Trà đã phát triển cùng chiều dài lịch sử của đất nước tỷ dân. Trước thời Tần Hán, Tứ Xuyên là nôi của trà Trung Quốc. Thời Tam quốc, vùng trung lưu sông Dương Tử đã trở thành trung tâm phát triển và tăng trưởng của ngành trà. Vào thời nhà Đường, vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử trở thành trung tâm sản xuất và công nghệ trà. Thời nhà Tống, trọng tâm ngành trà chuyển từ đông sang nam.

Trà đạo Trung Quốc được đánh giá có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới bởi đây là quốc gia đầu tiên phát hiện và dùng trà làm thức uống, dần dần phát triển nó thành một loại hình văn hóa đặc sắc, lan ra các nước xung quanh và toàn thế giới.

Các loại hình Trà đạo độc đáo

Lôi trà

Lôi Trà (Lei Cha) là món ngon tiêu biểu nhất trong văn hóa ẩm thực Khách Gia (Hakka), là một trong những món ăn chủ yếu hàng ngày của người Khách Gia ở miền Nam Trung Quốc.
Lôi Trà là món ăn gồm lá trà, vừng, lạc cho vào cối đá, dùng chày gỗ nghiền nhỏ mịn thêm các thành phần khác rồi đổ nước nóng để dùng.

Đấu trà

Vào thời nhà Tống, “đấu trà” lần đầu tiên xuất hiện dưới hình thức giải trí trong giới văn nhân. Các quán trà được sử dụng trong “đấu trà” thường là những tòa nhà hai tầng và được gọi là “trà đình”. Trong trà đình bày biện từ tranh ảnh, bàn, tủ đến các giải thưởng về trà. Những bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng được treo trên bình phong trong nhà. Chiếc bàn phía trước bình phong được trải gấm, trên đó đặt những lư hương, bình hoa và chân nến. Một cặp tủ trang trí được đặt ở cánh phía tây, chứa đầy những giải thưởng. Cuộc thi này yêu cầu mỗi thí sinh uống mười chén bốn loại trà, sau đó cho biết nguồn gốc của trà và chất lượng nước.  Thú vui “đấu trà” sau phổ biến nhất tại Nhật Bản, không chỉ chú trọng đến sự sang trọng mà còn chú ý nhiều hơn đến hương vị.

Trà viên nén

Trà viên nén phổ biến ở Nhật Bản, nhưng lại sử dụng loại trà được giới văn nhân thời nhà Đường sử dụng. Cách làm không khó, chỉ cần phơi khô lá trà, dùng cối giã trà thành bột,.thêm một ít nước rồi nhào thành từng viên, phơi khô và bảo quản để sử dụng sau này.

Trà Công Phu

Loại trà này vốn đã phổ biến ở một số khu vực từ thời nhà Thanh đến, là kết quả lâu dài.của nghệ thuật trà kể từ thời nhà Đường và nhà Tống. Trà Công Phu vào thời nhà Thanh phổ biến ở Đình Châu,.Chương Châu, Tuyền Châu ở Phúc Kiến và Triều Châu ở Quảng Đông. Có hai cách thưởng trà: tự ủ hoặc đãi khách.

Tdtq4
Các cuộc thi về Trà đạo

Dụng cụ pha trà

Trà đạo yêu cầu khá khắt khe về các dụng cụ cũng như các bước pha trà. Dụng cụ pha trà chia thành một số nhóm chính như:

  • Đồ đựng trà
  • Dụng cụ sơ chế trà
  • Dụng cụ phân trà
  • Đồ thưởng trà
  • Dụng cụ làm sạch
  • Phụ kiện khác

Nghệ thuật pha trà

Trà đạo Trung Quốc yêu cầu sự tỉ mỉ và kiên nhẫn.để có được một bình trà, một chén trà ngon. Người pha trước tiên phải tráng dụng cụ.bằng nước ấm để đảm bảo đồ dùng pha trà sạch sẽ, không lẫn tạp.chất và mùi khác làm ảnh hưởng hương vị trà. Cho trà vào ấm, và rửa trà bằng nước nóng để tráng trà. Phải nhanh chóng rót nước tráng trà ngay sau khi trà được rửa sạch.để loại bỏ tạp chất mà không làm mất đi hương vị đặc trưng của trà.

Sau đó, mới rót nước vào bình. Với từng loại trà, có từng cách rót nước khác nhau như rót tại 1 vị trí trung tâm, hay rót vòng theo miệng bình,… để trà tỏa được hết hương vị. Sau khi đậy nắp trà, rót thêm 1 lượt nước sôi vào thân bình trà. Thưởng trà cần phải rót trà ra chén tống rồi mới chia ra từng chén nhỏ cho mỗi người.

Ý nghĩa Trà đạo trên nhiều phương diện

Ý nghĩa cốt lõi của trà đạo là trau dồi tư cách đạo đức, trau dồi tình cảm và thoát khỏi những suy nghĩ xao nhãng thông qua việc thưởng trà. ‌ Trà đạo không chỉ là uống trà, thưởng trà mà còn là một lối sống.nghi thức và tu dưỡng bản thân. Thông qua việc pha trà, thưởng trà, ngửi trà, uống trà… có tác dụng trau dồi các phẩm chất cần có của con người, học hỏi lễ phép, trân trọng những đức tính truyền thống.

Về phương diện văn hóa, ‌trà đạo có ý nghĩa xã hội sâu sắc‌. Nó không chỉ là sự sáng tạo nghệ thuật của người Trung Quốc mà còn là kho tàng văn hóa phương Đông. Văn hóa trà đạo có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã truyền bá rộng rãi trên cả thế giới,.đặc biệt đã du nhập vào Nhật Bản vào thời Nam Tống, hình thành nên một loại trà đạo độc đáo của Nhật Bản. Văn hóa trà đạo có ý nghĩa to lớn trong việc kế thừa nền văn minh Trung Hoa.và xây dựng văn hóa xã hội phát triển.

Tdtq3 Min
Các lớp học trà đạo

Trên đây là một số thông tin HiCampus giúp bạn tổng hợp về Văn hóa trà đạo của Trung Quốc. Hi vọng các bạn có thể tìm thấy thông tin hữu ích với mình ở bài viết này!

Kết nối cùng Hicampus để được tư vấn về các chương trình và chỉ tiêu học bổng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *