Nhạc cụ truyền thống là một phần quan trọng của di sản văn hóa Trung Quốc. Đồng thời đây cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho kho tàng âm nhạc Trung Hoa. Những nhạc cụ này đã góp phần tạo nên một bức tranh âm nhạc đa dạng và phong phú, làm nổi bật văn hóa truyền thống của Trung Quốc trong bối cảnh thế giới ngày nay. Trong bài viết này, hãy cùng HiCampus tìm hiểu về 10 loại nhạc cụ Trung Quốc truyền thống nhé!
Cổ cầm (古琴) – Nhạc cụ Trung Quốc của hiền nhân
Cổ cầm là một loại nhạc cụ được phát minh vào thời Phục Hi. Cổ cầm có 7 dây và được coi là biểu tượng của sự thanh nhã và tinh tế. Nó liên kết với triết gia Khổng Tử và thường được coi như là “nhạc cụ của hiền nhân”.
Nghe cổ cầm là một trải nghiệm độc đáo mang đến cảm giác yên bình và du dương. Đặc điểm nổi bật nhất của cổ cầm là “tĩnh”. Tiếng đàn cầm được gọi là “âm thanh cổ đại” và được mô tả như là “tiếng của trời đất.” Năm 2003, nghệ thuật cổ cầm Trung Hoa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể của nhân loại.
Đàn sắt (瑟)
Đàn sắt là một nhạc cụ Trung Quốc truyền thống và rất phổ biến trong thời Tây Chu và thời Xuân Thu. Đàn sắt thuộc họ nhạc cụ dây và chi gảy. Đàn sắt có nhiều biến thể với số lượng dây khác nhau, từ 16 dây được biết đến với tên gọi đàn Thập lục, đến những phiên bản tân tiến với 21-25, 26 dây (cổ tranh của Trung Quốc).
Đây là một nhạc khí linh hoạt, được sử dụng trong độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát, và thậm chí là trong các thể loại âm nhạc đa dạng như dàn nhạc dân ca và C-pop.
Trống (鼓)
Trống là loại nhạc cụ Trung Quốc xuất hiện tương đối sớm. Căn cứ vào những di chỉ được khai quật, có thể xác định chiếc trống có lịch sử lâu nhất là vào khoảng 4500 năm trước. Vào thời xa xưa, trống không chỉ được dùng trong tế lễ, âm nhạc, khiêu vũ mà còn dùng để tấn công kẻ thù, xua đuổi thú dữ và báo giờ.
Với sự phát triển của xã hội, trống được sử dụng với nhiều ứng dụng đa dạng hơn. Các ban nhạc dân tộc, biểu diễn kịch, nghệ thuật dân gian, ca múa, đua thuyền, v.v… đều không thể tách rời khỏi trống.
Sanh (笙)
Sanh là một nhạc cụ Trung Quốc truyền thống được tạo thành từ các ống thẳng đứng. Ngày ngay, sanh ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các buổi trình diễn độc tấu. Ngoài ra, sanh còn là loại nhạc cụ chính trong biểu diễn Côn khúc (崑曲) và một số hình thức biểu diễn khác.
Người ta thường sử dụng sanh như một nhạc cụ chính trong các dàn nhạc quy mô nhỏ. Còn trong các dàn nhạc lớn thì sanh thường dùng để đệm giai điệu.
Huân (埙) – Một trong những loại nhạc cụ Trung Quốc cổ xưa nhất
Huân là một trong những loại nhạc cụ Trung Quốc cổ xưa nhất. Huân có hình dáng giống như sáo, hình quả trứng và được làm từ đất nung hoặc gốm. Nó tương tự như ocarina nhưng không có miệng thổi chốt bằng gỗ. Huân có nhiều kích thước khác nhau với một lỗ thổi ở phía trên và tổng cộng 8 lỗ bấm.
Ở các quốc gia châu Á khác cũng có một vài biến thể hoặc nhạc cụ tương tự như huân. Ví dụ như ở Nhật Bản sẽ có loại nhạc cụ gọi là tsuchibue có nghĩa là sáo bằng đất nung.
Tiêu (箫)
Tiêu là một loại sáo trúc thổi dọc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài ra, tiêu cũng được sử dụng phổ biến ở Đông Á cũng như trên thế giới. Tiêu có dạng ống trụ tròn giống sáo trúc thổi ngang, tuy nhiên, khi sử dụng, tiêu được thổi dọc theo thân ống. Với kích thước lớn hơn và chiều dài hơn sáo, tiêu tạo ra âm thanh trầm và mộc mạc hơn.
Âm thanh của tiêu mang đến cảm giác trầm bổng và ấm áp. Loại nhạc cụ này cũng có nhiều tone giống như sáo. Tiêu phù hợp cho việc truyền đạt những giai điệu trữ tình và tình cảm sâu sắc.
Biên chung (编钟)
Biên chung là một nhạc cụ Trung Quốc cổ xưa vô cùng nổi tiếng. Nhạc cụ này gồm một bộ chuông đồng được sử dụng để phát ra giai điệu. Biên chung chơi như một nhạc cụ đa âm. Những chiếc biên chung cổ xưa nhất đã có niên đại từ khoảng 2.000 đến 3.600 năm trước.
Mỗi chiếc chuông đều có những chất âm khác nhau. Vì vậy người chơi cần căn cứ theo bản nhạc để lựa chọn cách chơi phù hợp.
Đàn nhị (二胡)
Đàn nhị, còn được gọi là “hồ cầm”, xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Đường. Đàn nhị hiện đã trở thành một nhạc cụ dây độc nhất vô nhị ở Trung Quốc. Tiếng đàn có thể diễn tả cảm xúc sâu sắc, buồn bã và cũng thể hiện một quan niệm nghệ thuật tuyệt vời.
Đàn nhị là một trong những nhạc cụ dây chính trong các nhạc cụ truyền thống Trung Quốc. Sau triều đại nhà Nguyên, Minh và nhà Thanh, Hồ Cầm trở thành tên chung cho các nhạc cụ có dây.
Đàn tỳ bà (琵琶) – Vua của các loại nhạc cụ gảy Trung Quốc
Đàn tỳ bà được mệnh danh là “vua của các loại nhạc cụ gảy”. Nó được làm bằng gỗ, có loa hình nửa quả lê. Phía trên có 4 dây, ngày xưa những sợi dây này được làm bằng tơ nhưng hiện nay chủ yếu được làm bằng dây thép và nylon. Đàn được trang bị các “pha” và “phím đàn” để xác định vị trí ngữ âm. Khi chơi, cầm đàn thẳng đứng, dùng tay trái ấn dây và chơi bằng năm ngón tay phải.
Người ta tin rằng đàn tỳ bà là một nhạc cụ thần thánh mà các vị thần dùng để truyền đạt cho nhân loại về tính lương thiện và thuần khiết.
Trên đây là bài viết giới thiệu về 10 loại nhạc cụ Trung Quốc truyền thống. Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn. HiCampus chúc bạn sớm đặt chân được đến đất nước Trung Hoa!
- Hotline: 0946606693 – 0868968032
- Web: Hicampus.vn – Hocbongcis.vn
- Group tra cứu thông tin: https://www.facebook.com/groups/335142910725705
- Page: https://www.facebook.com/DuhocHiCampus