Nền văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh có lịch sử lâu đời nhất và kéo dài nhất trên thế giới. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc về mặt tinh thần của dân tộc Trung Quốc, là cơ sở hình thành văn hóa Trung Quốc đương đại. Vậy bạn có biết nền văn minh này bắt nguồn từ đâu và đã trải qua những biến động gì không? Hãy cùng HiCampus tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc của nền văn minh Trung Hoa

Nền văn minh Trung Hoa (văn minh Hoa Hạ) chỉ nền văn minh do người Hoa Hạ sáng tạo ra.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khảo cổ học về thời gian và địa điểm hình thành nên nền văn minh Trung Hoa. Một trong số đó cho rằng nền văn minh này hình thành vào cuối thời văn hóa Ngưỡng Thiều và đầu thời văn hóa Long Sơn.

Trung Quốc là một trong những nơi đầu tiên phát hiện ra dấu vết đầu tiên của con người. Từ khoảng 8 triệu năm về trước, loài vượn cổ đã sống ở các vùng Khai Nguyên, Lộc Phong của Vân Nam. Trải qua thời gian tiến hóa, chúng đã trở thành người nguyên thủy và sống tập trung thành các thị tộc và bộ lạc như: người Nguyên Mưu, người Lam Điền, người Bắc Kinh,…

Trung Quốc là đất nước có nền văn minh huy hoàng và lâu đời. Từ khi bắt đầu xuất hiện nền văn minh, Trung Quốc đã trải qua nhiều triều đại như Hạ, Thương, Tây Chu, Tần, Hán, Tam Quốc, Đường, Tống, Nguyên, Thanh,… Mỗi triều đại sẽ có những cách cai trị khác nhau, tạo nên những giá trị khác nhau trên vũ đài lịch sử.

Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc bất khuất và kiên cường. Họ có tinh thần cầu tiến và trí tuệ ưu việt. Họ đã tạo nên một nền văn minh vật chất và tinh thần vô cùng huy hoàng. Từ đó tạo cơ sở cho Trung Quốc ngày nay phát triển thần tốc.

Nen Van Minh Trung Hoa
Tìm hiểu về nền văn minh Trung Hoa

Đặc điểm của nền văn minh Trung Hoa

Nền văn minh Trung Quốc là nền văn minh duy nhất không bị gián đoạn trong lịch sử loài người. Trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, nền văn minh Trung Quốc đã hình thành những đặc điểm chủ yếu sau đây.

Thứ nhất, nền văn minh Trung Hoa là nền văn minh phát triển không ngừng và trải qua những giai đoạn rõ rệt. Khi một giai đoạn nhất định suy tàn, nó sẽ thay đổi và sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển. Vòng lặp như vậy đã làm cho sức sống của nền văn minh Hoa trở nên vô tận và tiếp tục cho đến ngày nay.

Thứ hai nền văn minh Trung Hoa chưa bao giờ bị gián đoạn, chủ yếu là nhờ vào sự tích lũy văn minh không ngừng. Sự tích lũy này được thể hiện ở hai khía cạnh:

  • Thứ nhất, có một số lượng lớn các tài liệu ghi chép;
  • Thứ hai, bảo tồn được vô số hiện vật vật chất, bao gồm các di vật, di tích, v.v…

Một số giá trị nổi bật của nền văn minh Trung Hoa cổ đại

Một nền văn minh huy hoàng và lâu đời luôn có trong mình những giá trị xuất sắc về văn hóa, tinh thần hoặc vật chất để truyền lại cho thế hệ sau. Những giá trị này tuy đã trải qua hàng nghìn năm nhưng vẫn sẽ luôn có nhiều giá trị cần học hỏi. Sau đây hãy cùng HiCampus điểm qua một số giá trị nổi bật của nền văn minh Trung Hoa nhé!

Tư tưởng văn minh

Cốt lõi tư tưởng của nền văn minh Trung Hoa là việc thiết lập các giáo lý Thần đạo, giáo dục lễ nhạc, khác biệt Hoa – Di. Đồng thời cũng đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Ngoài ra, Dịch học là căn bản của nền văn minh Trung Hoa rộng lớn và sâu sắc.

Bách gia chư tử (诸子百家)

Bách gia chư tử có đặc điểm chung là đều kế thừa sự giáo dục về thi họa lễ nhạc của hoàng gia, đều tôn trọng lễ nghi quân thần phụ tử và sự khác biệt vợ chồng con cái. Vào thời Xuân Thu, khi hoàng thất suy tàn, chư hầu tranh quyền đoạt lợi, các học giả đã đi khắp nơi để vạch ra kế hoạch và mưu lược, vì vậy đến thời Chiến Quốc đã xuất hiện cục diện “bách gia tranh minh”(百家争鸣).

Sự phân chia bách gia đã xuất hiện từ thời cha của Tư Mã Thiên là Tư Mã Đàm. Trong cuốn “Luận lục gia yếu chỉ”, ông đã chia bách gia thành 6 loại: Âm dương, Nho, Mặc, Danh, Pháp, Đạo. Sau này, Lưu Hâm đã thêm vào 4 loại khác là: Tung hoành, Tạp, Nông, Tiểu thuyết. Sau này, “Tiểu thuyết” đã không còn được công nhận, từ đó chỉ còn 9 phái gọi là “cửu lưu”.

Nen Van Minh Trung Hoa 1
Các nhân vật tiêu biểu trong cục diện “Bách gia tranh minh” của nền văn minh Trung Hoa

Tam cương ngũ thường (三纲五常)

Thi, thư, lễ, nhạc, dịch hợp thành Ngũ kinh, Ngũ kinh tương ứng với Ngũ thường. Ngũ thường bao gồm: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Theo đó, người nhân là người biết nhường nhịn và yêu thương người khác. Người nghĩa là người quyết đoán và công bằng. Người lễ là người khéo léo, cư xử đúng mực. Người trí là người biết phân biệt đúng sai phải trái. Người tín là người chân thành và giữ lời hứa.

Lục kinh (六经)

Lục kinh là 6 cuốn sách cổ được Khổng Tử biên soạn và giảng dạy dưới thời tiên Tần. Trong đó bao gồm: Thi, thư, lễ, dịch, nhạc, Xuân Thu. Sáu cuốn sách này không phải do Khổng Tử viết mà ông chỉ biên soạn và chỉnh sửa lại.

Lục kinh chính là sự kết thừa và phát triển của nền văn minh Trung Hoa. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đến nay những bộ sách này vẫn còn đang được nghiên cứu và giảng dạy.

Xem thêm: Du học Trung Quốc ngành Lịch sử học

Nen Van Minh Trung Hoa 2
Vạn Lý Trường Thành – Công trình kiến trúc vĩ đại của Trung Hoa cổ đại

Người ta thường nói: “Lịch sử là một tấm gương”. Lịch sử Trung Quốc cổ đại phong phú đang để lại vô số kinh nghiệm và bài học bổ ích cho thế hệ mai sau.

Trong bài viết này, HiCampus đã giới thiệu với các bạn thông về nền văn minh Trung Hoa. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã tiếp thu thêm được nhiều kiến thức mới. HiCampus chúc bạn sẽ có một mùa du học thành công!

Kết nối cùng HiCampus để được tư vấn về các chương trình và chỉ tiêu học bổng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *