Đại học Thanh Hoa, Bắc Đại, Nhân Dân, Phúc Đán,… Đều là tên những ngôi trường quen thuộc với các sinh viên có mong muốn du học tại Trung Quốc. Ngoài những tên gọi truyền thống và nguyên tắc đó, thì chắc có lẽ không mấy ai để ý đến những biệt danh khác của các ngôi trường này. Hôm nay, hãy cùng Hicampus tìm hiểu những biệt danh “quê” của các trường đại học ở Trung Quốc nhé!

Đại học Thanh Hoa = Học viện kỹ thuật nghề (đàn ông) Ngũ Đạo Khẩu

Có lẽ đây chính là “trường nghề” nổi tiếng nhất Trung Quốc. Không tin thì bạn có thể tra Baidu thử xem. Thật ra Học viện kỹ thuật nghề Ngũ Đạo Khẩu chính là biệt danh của trường Đại học Thanh Hoa được bao người mơ ước.

Đại học Thanh Hoa là một ngôi trường đào tạo Khoa học và Kỹ thuật mang tính truyền thống. Trường có tỷ lệ chênh lệch giới tính rất cao. Trong số các tân sinh viên nhập học năm 2017, số sinh viên nam nhiều gấp ba lần số sinh viên nữ.

Chuyên ngành Thông tin điện tử là chuyên ngành có sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng nhất với tỉ lệ nam nữ là 7:1. Chẳng trách có sinh viên phàn nàn Đại học Thanh Hoa là đại học “đàn ông”.

Trên thực tế có rất nhiều trường đại học đào tạo chuyên về mảng Khoa học Kỹ thuật bị gọi là đại học “đàn ông”.

Ví dụ, “Học viện kỹ thuật nghề đàn ông đường Đông Xuyên” chính là . Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Công nghệ Hoa Nam là “Thiền viện Ngũ Sơn”…

Thật ra chỉ cần đỗ vào một trường đại học danh tiếng thì tìm người yêu là chuyện dễ như trở bàn tay.

Biet Danh Cac Truong Dai Hoc
Học viện kỹ thuật nghề (đàn ông) Ngũ Đạo Khẩu

Biệt danh trường Đại học Bắc Kinh = Học viện Kỹ thuật nghề Viên Minh Viên

Trường đại học tốt nhất Trung Quốc nằm ở đâu?

Đáp án: Từ Đại học Thanh Hoa đi về hướng Đông 300 mét, Học viện Kỹ thuật nghề Viên Minh Viên chào đón bạn.

Đã nhắc đến Học viện Kỹ thuật nghề Ngũ Đạo Khẩu. Thì sao có thể bỏ qua Học viện Kỹ thuật nghề Viên Minh Viên. Trường có diện tích không nhỏ, đối diện cửa Nam của Viên Minh Viên chính là tường phía Bắc của ngôi trường này. Đường Bắc Đại thôn Trung Quan cũng cách trường tương đối gần.

Không sai, ngôi trường ấy chính là Đại học Bắc Kinh. Trừ tên gọi “Học viện Kỹ thuật nghề Viên Minh Viên” ra thì Bắc Đại còn một biệt danh khác. Đó là “Học viện Ứng dụng Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội thôn Trung Quan”.

Biet Danh Cac Truong Dai Hoc 1
Học viện Kỹ thuật nghề Viên Minh Viên

Đại học Nhân dân Trung Quốc = Trường Đảng số 2

Trong tiểu thuyết “Sau khi tắm” của nhà văn Dương Giáng có một đoạn viết “Đại học đào tạo ra sinh viên. Nhưng Đại học Nhân dân lại đào tạo ra cán bộ quản lý sinh viên”. Thật vậy, Nhân Đại vẫn luôn có biệt danh là “Trường Đảng số 2”. Trường như được thành lập để đào tạo nhân tài cho chủ nghĩa xã hội của đất nước.

Thật ra biệt danh này của Đại học Nhân Dân bắt nguồn từ thời xưa. Tiền thân của Đại học Nhân dân là Trường Công lập Thiểm Bắc. Được thành lập tại Diên An vào năm 1937, khi đó trường công lập được coi như “trường cán bộ” chuyên đào tạo cán bộ cách mạng.

Sau khi Đại học Nhân dân được thành lập vào năm 1950. Trường đã đi theo con đường phát triển thành một trường đại học tổng hợp. Chủ yếu đào tạo các chuyên ngành tài chính kinh tế, chính trị, luật, giảng viên chủ nghĩa Mác Lê-nin. Do đó mới có tên là Trường Đảng số 2.

Có người còn cho rằng, cửa Đông của Nhân Đại có một phiến đá khắc chữ “Thật sự cầu thị”. Giống như Trường Đảng Cộng sản Trung Quốc nên mới có cái tên này.

Biet Danh Cac Truong Dai Hoc 2
Trường Đảng số 2

Đại học Phúc Đán = Học viện kỹ thuật nghề văn bí Ngũ Giác Trường

Nghe nói trong mắt sinh viên Phúc Đán, Đại học Giao thông Thượng Hải được gọi là “Trường cao đẳng nào đó ở Tây Nam Thượng Hải” hoặc “Học viên công nghệ Mẫn Hành”.

Thế này sinh viên Đại học Giao Thông Thượng Hải cũng đáp trả sinh viên Phúc Đán. Bằng cách đặt cho trường Đại học Phúc Đán biệt danh là “Học viện kỹ thuật nghề thư ký Ngũ Giác Trường”.

Ngũ Giác Trường là nơi tọa lạc của Đại học Phúc Đán. Còn học viện văn bí là một lời khen vì Đại học Phúc Đán chuyên đào tạo các ngành liên quan đến Nhân văn và Khoa học xã hội. Ví dụ như Khoa Truyền thông của Đại học Phúc Đán mà xếp số 2 thì không ai dám nhận số 1.

Ngoài ra Đại học Phúc Đán còn có một tên gọi khác là “Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phường Ngũ Giác Trường”. Nguyên nhân là do sinh viên Phúc Đán học rất giỏi, nhiều người đi làm gia sư.

Trung tâm gia sư quận Dương Phổ thường nói chỉ tuyển sinh viên Phúc Đán. Có rất nhiều phụ huynh chỉ định thẳng sinh viên Phúc Đán làm gia sư cho con mình. Lâu dần, Đại học Phúc Đán còn được gọi là “Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phường Ngũ Giác Trường”.

Biet Danh Cac Truong Dai Hoc 3
Học viện kỹ thuật nghề văn bí Ngũ Giác Trường.

Đại học Truyền thông Trung Quốc = Đại học Haidilao

Chất lượng phục vụ sinh viên ở Đại học Truyền thông Trung Quốc rốt cuộc tốt đến mức nào?

Ngay khi sinh viên vừa phàn nàn về việc ít nhà vệ sinh nữ. Ngay hôm sau trong khu giảng dạy, nhà trường đã thay một nửa số nhà vệ sinh nam thành nhà vệ sinh nữ.

Sinh viên vừa phàn nàn về đường truyền mạng kém. Nhà trường đã lập tức lên kế hoạch phủ sóng Wifi đến mọi ngóc ngách trong khuôn viên trường.

Sinh viên vừa nói rằng buổi đêm về ký túc xá Bangzijing phải đi sang tận bên kia đường quá bất tiện. Vì vậy, trường đã xây một cây cầu giữa cổng Tây và khu Zhonglan.

Hiệu trưởng của trường đã từng nói “một lòng vì sinh viên”. Thực tế đã chứng minh rằng Trung Truyền đã làm được. Biệt danh “Đại học Haidilao” đã xuất phát từ đây, hết lòng phục vụ sinh viên. Hết lòng nghĩ cho sinh viên là nét đặc trưng của trường Trung Truyền.

Đương nhiên, phục vụ tốt như “Haidilao” thì tất nhiên nên được duy trì, nhưng đừng hoàn toàn như “Haidilao”, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Biet Danh Cac Truong Dai Hoc 4
Đại học Haidilao

Biệt danh trường Đại học Trung Sơn = Đại học Song Áp Sơn

“Bạn ơi, bạn tốt nghiệp trường nào vậy?”

“Mình tốt nghiệp trường đại học Song Áp Sơn.”

“Ồ, ở Hắc Long Giang hả?”

Đừng hiểu nhầm, Đại học Song Áp Sơn nổi tiếng. Không nằm ở Nam Kinh cũng không nằm ở Trung Sơn. Càng không nằm ở Hắc Long Giang. Thật ra, Đại học Song Áp Sơn chính là biệt danh của trường Đại học Trung Sơn.

Cái tên “Đại học Song Áp Sơn”. Không phải do là sinh viên đặt bừa mà bắt nguồn từ tên tiếng Anh của trường. Đại học Trung Sơn là “Sun Yat-sen University”, đọc gần giống như “Song Áp Sơn”. Nhưng thật ra cái tên Sun Yat-sen này lại là dịch âm tiếng Quảng từ hiệu tiếng Trung của Tôn Trung Sơn là “Tôn Nhật Tân”.

Sau khi cái tên “Đại học Song Áp Sơn” nổi tiếng trên mạng xã hội. Sinh viên bắt đầu thiết kế đủ loại huy hiệu cho trường.

Phó giáo sư Diêu Hữu Nghị – người thiết kế huy hiệu cho Đại học Trung Sơn cũng nhanh chóng bắt trend và thiết kế ra huy hiệu “Đại học Song Áp Sơn” để cứu vớt mặt mũi cho trường.

Hiện nay cái tên này nổi tiếng đến nỗi đã được cho vào Baike. Nhưng mọi người đừng bị cái tên này tẩy não nhé, thật ra không có trường Đại học Song Áp Sơn nào tồn tại đâu!

Biet Danh Cac Truong Dai Hoc 6
Đại học Trung Sơn

Biệt danh trường Đại học Vũ Hán = Học viện bồi dưỡng kỹ thuật nghề tổng hợp núi Lạc Già

Trên núi Lạc Già, trong thôn Anh Hoa, bên bờ Đông Hồ có một ngôi trường được mệnh danh là “trường đại học đẹp nhất Trung Quốc”. Đó chính là Đại học Vũ Hán.

Sinh viên bảo rằng, Đại học Vũ Hán gọi một cách khiêm tốn là “Học viện bồi dưỡng kỹ thuật nghề tổng hợp núi Lạc Già”. Gọi một cách tự hào thì là “Trường Đảng Cộng sản Trung Quốc cơ sở Hoa Trung”.

Ở Vũ Hán có rất nhiều trường đại học, mỗi trường đều có biệt danh kèm tên ngọn núi. Ví dụ như Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung nằm trên núi Du Gia nên được gọi là “Học viện Kỹ thuật nghề Quan Sơn Khẩu”.

Đại học Địa chất Trung Quốc nằm trên núi Nam Vọng nên được gọi là “Trường bồi dưỡng địa chất đàn ông núi Nam Vọng”.

Đại học Sư phạm Hoa Trung nằm trên núi Quế Tử nên được gọi là “Trường cao đẳng sư phạm phụ nữ Quảng Phụ”…

Các bạn sinh viên ở Vũ Hán ơi, trường các bạn chiếm ngọn núi nào?

Biet Danh Cac Truong Dai Hoc 6
Học viện bồi dưỡng kỹ thuật nghề tổng hợp núi Lạc Già

 

Trên đây Hicampus đã giới thiệu về biệt danh “quê” của các trường đại học ở Trung Quốc. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Hicampus chúc các bạn luôn giữ vững niềm yêu thích với tiếng Trung nói riêng và Trung Quốc nói chung!

Kết nối cùng Hicampus để được tư vấn về các chương trình và chỉ tiêu học bổng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *