Trung Quốc được mệnh danh là quê hương của những cây cầu. Từ thời xưa, Trung Quốc đã nổi tiếng là đất nước có kỹ thuật thủ công và kỹ thuật xây dựng vô cùng điêu luyện. Chính vì thế tuy rằng các câu cầu Trung Quốc được xây dựng từ thời xa xưa nhưng đến nay nó vẫn còn nhiều giá trị lịch sử. Trong bài viết này, hãy cùng HiCampus tìm hiểu về bốn cây cầu nổi tiếng nhất tại Trung Quốc nhé!
Cầu Triệu Châu Hà Bắc Trung Quốc
Cầu Triệu Châu hay còn được gọi là cầu An Tế tọa lạc tại tỉnh Hà Bắc Trung Quốc. Cây cầu Trung Quốc này vắt ngang hai bờ nam bắc của sông Hào Hà. Cầu được xây dựng vào thời nhà Tùy (605-616). Tính đến nay, cầu Triệu Châu đã có 1400 năm lịch sử.
Toàn bộ cầu Triệu Châu đều được làm bằng đá. Cầu có tổng chiều dài là 50.82 mét và chiều rộng là 9.6 mét. Điểm đặc biệt nhất của cầu Triệu Châu là hai bên của vòm đá lớn có hai vòm đá nhỏ. Việc sử dụng “vòm đá hở” này không chỉ giúp giảm trọng lượng của cầu, tiết kiệm đá mà còn tăng tính thẩm mỹ. Cầu Triệu Châu là “cầu vòm hở” đầu tiên trên thế giới, ra đời trước cầu Pont Vieux của Pháp 700 năm.
Cầu Triệu Châu tuy có nhịp cầu lớn nhưng vòng cung thoải nên các phương tiện có thể đi lại dễ dàng. Năm 1991, Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã chọn cầu Triệu Châu là “Cột mốc lịch sử xây dựng dân dụng quốc tế” thứ 12 và xây dựng tượng đài “Tượng đài Kỹ thuật Xây dựng Lịch sử Quốc tế” bằng đồng ở phía đông của cây cầu.
Xem thêm: 4 lý do nên du học tại tỉnh Hà Bắc
Cầu Lư Câu Bắc Kinh Trung Quốc
Có nhiều quan điểm cho rằng cầu Lư Câu được xây dựng vào thời kháng chiến chống Nhật. Tuy nhiên cây cầu Trung Quốc này không chỉ là một nhân chứng lịch sử mà còn là một thành tựu về mỹ thuật kiến trúc.
Cầu Lư Câu nằm ở nút giao giữa con đường từ Bắc Kinh đến Chu Khẩu Điếm và sông Vĩnh Định. Cầu được khởi công xây dựng vào năm 1189. Cây cầu Trung Quốc này có tổng chiều dài là 213 mét. Toàn bộ thân cầu được làm bằng đá, các bộ phận then chốt được kết nối bằng thỏi bạc và mộng sắt.
Đặc điểm nổi bật nhất của cầu Lư Câu là sử dụng rất nhiều sư tử đá được chạm khắc kinh tế. Cầu Lư Câu có tổng cộng 281 cây cột, trên đầu mỗi cây cột là một con sư tử đá lớn. Đầu phía đông của cầu có một tấm bia đá do Hoàng đế Càn Long viết với dòng chữ “Lư Câu hiểu nguyệt”.
Cầu Lư Câu từ lâu đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Nhà thám hiểm Marco Polo đã viết về cầu Lư Câu trong cuốn “Những chuyến du hành của Marco Polo”, vậy nên nhiều người nước ngoài gọi cây cầu Trung Quốc này là cầu Marco Polo.
Cầu Lạc Dương Tuyền Châu
Cầu Lạc Dương có tên cũ là cầu Vạn An. Cầu nằm ở thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc.
Cầu Lạc Dương là cây cầu vượt biển được ra đời sớm nhất ở Trung Quốc. Cầu có chiều dài 874 mét, rộng 7 mét. Cầu được khởi công xây dựng vào năm Hoàng Hữu thứ năm triều Bắc Tống và hoàn thành vào năm Gia Hữu thứ tư. Trong lịch sử, cây cầu này đã trải qua 17 lần sửa chữa. Điều đó đã cho thấy tầm quan trọng của cầu Lạc Dương.
Xây dựng thành công cầu Lạc Dương là một kỳ tích lớn trong việc xây cầu thời xưa. Nguyên nhân là do sông Lạc Dương thời đó chảy xiết và việc xây dựng trụ cầu rất khó khăn nên các thợ thủ công đã tạo ra một loại móng cầu mới mà cho đến thời hiện đại vẫn chưa được công nhận đó là móng bè. Móng bè này đã giải quyết được vấn đề kết nối giữa thân cầu và trụ cầu.
Cầu Quảng Tế Triều Châu
Cầu Quảng Tế hay còn gọi là cầu Tương Tử, nằm ở thị trấn Triều Châu, huyện Triều An, tỉnh Quảng Đông. Cầu được khởi công xây dựng vào thời Nam Tống (1171). Ban đầu cây cầu Trung Quốc này chỉ là một cây cầu phao. Sau này các trụ cầu ở hai bên bờ đông tây mới dần dần được xây dựng.
Cầu Quảng Tế là cây cầu đá đầu tiên của Trung Quốc có kiểu đóng mở di động và được chuyên gia cầu nổi tiếng Mao Dĩ Thăng ca ngợi là “cây cầu đóng mở sớm nhất thế giới”. Toàn bộ cầu vốn là một cấu trúc nổi được nâng đỡ bằng 86 chiếc thuyền rất lớn. Ngày nay, chỉ còn phần giữa của cầu được nâng đỡ bằng 18 chiếc thuyền dùng làm phao nổi, có thể di chuyển sang một bên để tạo ra kênh mở cho tàu thuyền đi qua. Đây là cây cầu đầu tiên của Trung Quốc có đặc điểm này.
Trên một đầu cầu có tảng đá khắc bốn chữ “Chặn dòng nước lũ”. Theo truyền thuyết, những chữ này được viết bởi Hàn Tương Tử, một vị tiên trong bát tiên. Vì vậy mà cầu còn được gọi là cầu Tương Tử.
Trên đây là bài viết giới thiệu về 4 cây cầu Trung Quốc nổi tiếng nhất. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. HiCampus chúc bạn có một mùa du học thành công!
- Hotline: 0946606693 – 0868968032
- Web: Hicampus.vn – Hocbongcis.vn
- Group tra cứu thông tin: https://www.facebook.com/groups/335142910725705
- Page: https://www.facebook.com/DuhocHiCampus